Từ Khóa

Hỗ Trợ Trực Tuyến

HOTLINE : 0988130187

Email : dulichsaovang@gmail.com

  • DU LỊCH QUỐC TẾ

    Mr Hiền : 0915.566.879
  • DU LỊCH TRONG NƯỚC

    Mr Đức Anh : 0988 130 187
  • XE DU LỊCH

    Mr Cảnh : 0901 201 535
  • CSKH

    24/24 : 0913 090 535
  • ĐT CỐ ĐỊNH

    Tổng đài : 02263686967

Deal Vip

Tour Hot

Tin Tức & Sự Kiện

Du lịch Hà Nam

Du lịch Hà Nam

du lich hà nam chùa tam chúc hà nam

    Giới thiệu

         Mình là Đức Anh – được sinh ra lớn lên tại Hà Nam giầu truyền thống yêu nước, mảnh đất được biết đến với bài hát nổi tiếng " Hà Nam Đất Mẹ Anh Hùng" Trở về với quê hương làm việc trong ngành du lịch hiểu rõ được các địa điểm du lịch trong tỉnh Hà Nam, đường đi, món ăn ngon, nét đặc sắc. Trong bài này mình xin được chia sẻ các điểm du lịch Hà Nam do mình đúc kết. Mong rằng những kinh nghiệm này sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Hà Nam thú vị nhất.

1: Vị trí địa lý

       Hà Nam nằm cách Hà Nội 60km về phía nam, Là 1 tỉnh thuần nông có vị trí phía nam của đồng bằng sông Hồng. Lấy Hà Nội làm trung tâm tỏa ra 4 hướng có Hà Đông, Hà Tây, hà Bắc, Hà Nam, Trước kia được biết đến tỉnh Hà Nam Ninh (Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình) Sau tách ra Ninh Bình riêng tên gọi là Nam Hà, đến năm 1997 tái lập tỉnh Nam Định thủ phủ chính là thành phố Nam Định, Hà Nam thủ phủ chính là thị xã Phủ Lý.

- Từ Hà Nội - Phủ Lý: 60km theo QL1A cũ, hoặc đường cao tốc về Hà Nam, các xe về Hà Nam rất nhiều, từ bến xe Giáp Bát trung bình 30 phút 1 chuyến.

Từ Hà Nội - Phủ Lý: có tàu hỏa về ga Phủ Lý

- Từ Hà Nội - Phủ Lý bạn cũng có thể đi xe máy ước chừng 1,5h

Phía Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình

 


    Điểm thăm quan văn hóa lễ hội

Chùa Bà Đanh

Vị trí: Thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cách Phủ Lý 10km

Đặc điểm: Chùa Bà Đanh hay còn gọi là Bảo Sơn tự thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ). Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng này nằm cạnh hòn núi Ngọc nên thơ, cách thành phố Phủ Lý 10km, hướng chính nam nhìn thẳng ra dòng sông Đáy, được thiên nhiên ưu ái bao quanh bởi khung cảnh trời mây sông nước hữu tình cùng vẻ tịch mịch vô cùng thanh tịnh. Từ bao đời nay, chùa Bà Đanh được thêu dệt bằng những câu chuyện liêu trai, sự tích kì lạ xoay quanh sự vắng vẻ nổi tiếng của mình; mà tâm điểm là tượng Bà Đanh (thần Pháp Vũ). Đến vãn cảnh chùa, du khách còn có thể hỏi chuyện các sư thầy để được nghe thêm nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh nguồn gốc và lịch sử của chùa Bà Đanh.

Sau khi tham quan vãn cảnh chùa, du khách hãy xuống bến nước uy nghiêm lát đá xám trắng của chùa bên bờ sông Đáy nên thơ, ngắm nhìn khung cảnh sơn thủy hữu tình, thả mình vào thiên nhiên trong lành tránh xa những khói bụi ồn ào bon chen nơi phố thị. Nếu còn thời gian, xin hãy đi qua vườn cây trái xum xuê có cây si già ngàn năm tuổi để lên đỉnh núi Ngọc, ngắm nhìn toàn cảnh sông nước mây trời từ trên cao.
Câu chuyện vì sao chùa bà Đanh lại vắng khách đến nay vẫn không có đáp án. Do chùa linh thiêng hay do vị trí không thuận tiện đi lại? Có lẽ sẽ chẳng ai biết câu trả lời thật sự là gì, chỉ là khi muốn tìm một nơi để thanh lọc tâm hồn, tìm cho mình chút sự bình yên thì hãy nhớ đến ngôi chùa vắng vẻ Bà Đanh.

 


Đền Trúc

Vị trí: Đền Trúc - Ngũ Động Sơn thuộc thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Cách thị xã Phủ Lý 8km

Đền Trúc thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Khu danh thắng này có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, núi non trùng điệp, có đền Trúc nằm giữa rừng Trúc nên thơ,

Ngôi đền được dựng giữa khu rừng trúc rộng hàng chục mẫu, nên mang tên đền Trúc. Sau ngót ngàn năm, rừng trúc giờ không còn nguyên như xưa nữa, nhưng xung quanh đền, vẫn muôn ngàn bóng trúc. Những cây trúc thân vàng óng, thướt tha trong gió càng tôn cho phong cảnh nơi đây thêm thơ mộng. Với sự biến đổi của thời gian ngôi đền chỉ còn giữ được một số nét căn bản.

Ngôi đền được dựng bằng gỗ lim, cao trên 6m. Nhà tiền đường là một công trình 5 gian. Hệ thống vì kèo biến thể kiểu giá chiêng đồng rường con nhị xuất hiện vào cuối thế kỷ 17 và phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Ba gian hậu cung được xây dựng cùng một phong cách với nhà tiễn đường, có 2 đầu bịt đốc, lợp ngói nam, xây bằng gạch thất, bắt mạch để trần. Trên hệ thống cửa có trạm trổ theo các đề tài tứ quí.

Về thăm đền Trúc, bạn đừng quên ghé vào Cuốn Sơn (nay gọi là núi Cấm) kề bên. Có lẽ vì gắn bó với điềm linh ứng năm xưa nên ngọn núi có ý nghĩa tâm linh với dân trong vùng. Cũng vì thế mà núi Cấm vẫn giữ được nhiều nét nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú. Trên đỉnh núi Cấm có một bàn cờ thiên tạo bằng đá- nơi các vị tiên thường rủ nhau về mở hội, uống rượu chơi cờ và ngắm cảnh trần thế. Ngay cạnh bàn cờ còn có một ô vuông được gọi là huyệt đế vương.

 


Đền Lảng Giang

Ðền Lảnh Giang tọa lạc trong khuôn viên có diện tích gần 3.000m­2, bao quanh là không gian xanh của vườn nhãn, đầm sen, bến nước. Cửa đền hướng ra dòng sông Hồng mênh mông sóng nước. Sau nhiều lần tu sửa, kiến trúc đền hiện nay gồm các công trình: hồ bán nguyệt, tam quan và đền chính. Hồ bán nguyệt được trồng hoa súng đỏ, giữa hồ là ngọn bảo tháp 2 tầng và cây cầu cong tạc hình “lưỡi long hướng địa” nối bảo tháp với tam quan. Tam quan đền xây theo kiểu chồng diêm tám mái với các đầu đao cong vút đắp nổi hình đầu rồng, đan xen là mặt nguyệt, lá lật cách điệu mềm mại. Ðền chính có kiến trúc theo kiểu nội công, ngoại quốc bao gồm 3 tòa với 14 gian lớn, nhỏ. Trong đó, nổi bật nhất là tòa Trung đường được dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong.

Ngoài kiến trúc bề thế, đền Lảnh Giang lưu giữ nhiều đồ thờ giá trị như: khám long đình, khám đặt tượng 3 vị tướng thời Hùng Vương thứ 18, kiệu bát cống long đình, sập thờ và nhiều hoành phi câu đối, nhang án…

 

Hàng năm, đền Lảnh Giang tổ chức hai kỳ lễ hội, từ ngày 2 đến 5 tháng 6 âm lịch và 20 tháng 8 âm lịch. Bên cạnh các nghi thức tế lễ, rước thánh, còn có phần hội gồm nhiều hoạt động hấp dẫn như: chọi gà, đánh gậy, đấu cờ người, tổ tôm điếm, múa sư tử, thi thổi cơm trên quang gánh, diễn tập trận giả, hát chầu văn, thi bơi chải trên sông Hồng...

Ngày 5/11/1996, đền đã được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Sự tích đền Lảng Giang: Tương truyền, ở trấn Sơn Nam có đôi vợ chồng ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, đang dạo chơi, người vợ gặp một cô gái mồ côi đi tha phương cầu thực liền nhận làm con nuôi, đặt tên là Quý. Trong một lần ra bờ sông tắm gội, nàng Quý bị 1 con thuồng luồng lao tới quấn 3 vòng quanh người. Sau đó nàng có thai đã chuyển đến trang Hoa Giám (nay là thôn Yên Lạc) sinh sống để tránh lời dèm pha. Sau khi sinh ra một cái bọc, nghĩ là điềm gở, nàng Quý đã vứt cái bọc xuống sông. Cái bọc trôi theo dòng nước tới trang Đào Động (nay là xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) rồi mắc vào lưới của một người đánh cá. Sau nhiều lần gỡ bỏ nhưng cái bọc vẫn cứ mắc lưới, người đánh cá thấy lạ bèn khấn vái thần sông và lấy dao rạch ra thì thấy ba con rắn từ trong bọc chui ra trườn xuống sông. Vào thời đó, Thục Phán thuộc dòng dõi tôn thất Vua Hùng thấy Vua Hùng thứ 18 đã cao tuổi mà không có con trai nối dõi nên đã cầu viện giặc phương Bắc nhằm cướp ngôi. Biết Thục Phán làm phản, Vua Hùng cho lập đàn cầu trời đất và đêm ấy nhà vua mơ thấy sứ giả từ trời xuống truyền rằng triệu 3 vị thủy thần đội lốt rắn sẽ dẹp được giặc. Vua Hùng tỉnh giấc liền sai người đi tìm theo lời sứ giả. Khi đến trang Đào Động, 1 trong 3 con rắn đã hiện thân thành người tên Vĩnh yết kiến và xin đem theo 2 anh em rắn cùng nhiều quân binh đi đánh giặc. Dưới sự chỉ huy của ông Vĩnh, quân Vua Hùng thứ 18 đã đánh tan đạo quân Thục Phán. Để ban thưởng, Vua Hùng đã phong ông là Nhạc Phủ Ngư Thượng Đẳng Thần nhưng ông không nhận và xin phép cùng hai anh em rắn về quê mẹ sinh sống. Sau khi ông mất, nhà vua phong ông là Trấn Tây An Tam Kỳ Linh Ứng Thái Thượng Đẳng Thần, đồng thời đặt lệ, ban sắc chỉ cùng tiền cho người dân địa phương rước thần hiệu, dựng đền (đền Lảnh Giang bây giờ) thờ ông cùng hai anh em rắn.

 


Đền Trần Thương

Vị trí: thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Đặc điểm: Đền Trần Thương là di tích tiêu biểu của Hà Nam nói riêng và cả nước nói chung, mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hóa, tâm linh, suốt hàng thế kỷ qua vẫn tồn tại sừng sững cùng đất trời. Đây là nơi thờ vị Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Dân gian xưa nay vẫn có câu nói truyền miệng: "Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc" là ý nói đền Trần Thương là nơi được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn gửi gắm mộ phần lúc sinh thời.

Tương truyền, nơi đây trước là vùng nước trũng, lau sậy um tùm, dân cư thưa thớt, lại có 6 gò đất cao nổi lên, khó với địch nhưng dễ với ta; Trần Hưng Đạo quyết định lập 6 kho lương tại đây phục vụ kháng chiến chống Nguyên Mông và Trần Thương là kho lương chính. Do vậy, ngày nay, cứ vào ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, nhân dân trong vùng và khách thập phương lại nô nức kéo về đây nhận phát lương ban lộc đầu năm của Đức Thánh Trần. Hội chính của đền Trần Thương mở từ ngày 18 đến 20 tháng 8 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo nhắc nhở về truyền thống "Uống nước nhớ nguồn". 
Nếu có dịp đến thăm Hà Nam vào dịp Tết, nhớ đừng quên qua đền Trần Thương thắp một nén nhang tưởng nhớ vị anh hùng đã được tôn làm Đức Thánh Trần cũng như chiêm ngưỡng kiến trúc của một địa danh gắn với trang sử hào hùng của dân tộc.

Vào tối ngày 14/1 và sáng ngày 15/1 âm lịch hàng năm, diễn ra lễ phát lương đức thánh trần, rất đông phật tử bà con về thăm lễ nhận túi lương, đây là nét đẹp của riêng đền Trần.

 


Chùa Long Đọi Sơn

Vị trí: xã Đọi Sơn - huyện Duy Tiên - Hà Nam cách Phủ Lý 12 km, cách Hà Nội 55km

Chùa Đọi Sơn tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi. Trải qua gần một nghìn năm, với bao thăng trầm của lịch sử, Chùa có tên chữ là Diên Linh tự, do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì xây dựng năm 1054. Đến đời Lý Nhân Tông, nhà vua này tiếp tục xây dựng phát triển và xây tháp Sùng Thiện Diên Linh (từ năm 1118 đến năm 1121). Qua nhiều thời đại và nhiều biến cố lịch sử, ngôi chùa nhiều lần được trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính…

Quần thể di tích Long Đọi Sơn có kiến trúc khang trang, với khuôn viên xây dựng rộng tới 10.000m2. Từ dưới chân núi, qua 373 bậc thang bằng đá xẻ, đá phiến, có bóng cây che mát, du khách sẽ lên chùa Đọi Sơn.Tương truyền, dưới thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn, đến thời Hậu Lê đổi tên là Đọi Sơn. Cũng có rất nhiều cách lý giải về cái tên Đọi Sơn mà nhân dân quanh vùng truyền nhau như: do núi trông giống hình dạng cái bát úp (“bát” trong tiếng cổ có nghĩa là Đọi). Núi Đọi nằm ở giữa xã, cao chừng khoảng 400m, chu vi khoảng chừng 2500m. Mặt bằng chùa rất rộng, lưng tựa vào núi Ðiệp với ba dòng sông uốn khúc bao quanh. Ngôi chùa hiện chùa còn giữ được nhiều di vật quý như: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chính điện; 6 pho tượng Kim Cương bằng đá, cao 1,60m; bia đá Diên Linh (dựng năm 1121), cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý; 4 pho tượng hình người có cánh cao 40cm, bề ngang 30cm.Quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà dân gian gọi là chín mắt rồng. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía, khung cảnh khoáng đạt, nên thơ, có cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, chân núi có dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa đào uốn quanh.

Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “ Đại danh lam ” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ. Nét đặc biệt nhất của quần thể di tích chùa Đọi Sơn phải kể đến là ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh được vua Lý Nhân Tông xây dựng năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), khởi công vào tháng 5 đến mùa thu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121) thì được hoàn thành. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122) nhà vua mở hội khánh thành chùa tháp. Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu đó đã bị quân xâm lược nhà Minh phá hủy. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras. Ngôi chùa cũng đã từng trải qua rất nhiều lần tu bổ vào các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn. Lần tu bổ lớn nhất là vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian lớn, nhỏ, thiết kế kiểu nội công ngoại quốc. Ngôi chùa được xây dựng trên đỉnh núi. Ngay cổng chính trước tòa tam bảo là nhà bia để tấm bia Sùng Thiện Diên Linh - ấn tích Phật giáo huy hoàng thời Lý, đã được công nhận là Bảo vật quốc gia. Bia do đích thân vua Lý Nhân Tông chỉ đạo tạo tác và sai Thượng thư Bộ hình Nguyễn Công Bật soạn văn bia, viết chữ để khắc là Thượng thư Bộ công Lý Bảo Cung. Bia được khắc chữ cả hai mặt. Mặt trước khắc chữ Hán, nội dung ca ngợi công lao tài trí của vua Lý Nhân Tông và Thái úy Lý Thường Kiệt trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước, phản ánh triết lý duyên khởi của Phật giáo, tình hình Phật giáo thời Lý… Mặt sau bia ghi việc tu sửa chùa vào thời vua thứ 5 nhà Mạc, việc Thái hậu Ỷ Lan cúng vào chùa 72 mẫu ruộng làm ruộng đèn nhang và khắc bài thơ Đường luật của vua Lê Thánh Tông làm vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) nhân dịp nhà vua đi bái yết sơn lăng lên thăm chùa. Sau nhà bia là tòa Tam bảo, rồi đến chùa chính gồm 6 gian. Chùa hiện còn bảo lưu nhiều di vật quý mang đậm giá trị văn hóa truyền thống như: tượng Di Lặc bằng đồng, 6 pho tượng kim cương, tượng đầu người mình chim Kinari, nhiều mảng chạm trang trí bằng đất nung, gạch hoa văn thời Lý, đặc biệt là tấm bia Sùng Thiện Diên Linh…

          Lễ hội chùa Đọi Sơn được tổ chức hàng năm vào ngày 21 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách. Đó không chỉ là dịp mọi người về đây hành hương lễ Phật mà còn có thể tham quan vãng cảnh chùa, tìm hiểu di tích, lịch sử, chiêm ngưỡng ngôi chùa bề thế, thưởng thức vẻ đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên.

 


Địa tạng phi lai tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại thôn Ninh Trung – xã Thanh Liên – huyện Thanh Liêm – tỉnh Hà Nam. Chùa được xây dựng dưới chân một ngọn núi, ẩn mình trong một khu rừng thông. Chính vì vậy khi đến với chùa du khách sẽ có cảm giác thanh mát, nhẹ nhàng giống như chốn bồng lai tiên cảnh.

Đặt những bước chân đầu tiên vào bên trong chùa, du khách sẽ thấy điều hoàn toàn khác lạ – Đó chính là hầu như phần sân dẫn vào chùa đều được trải bằng sỏi màu trắng chứ không lát gạch đỏ giống như những ngôi chùa khác. Theo như sự giải thích của vị sư trụ trì Thích Minh Quang, sử dụng những viên sỏi trắng mang ý nghĩa của sự an toàn, hình ảnh cứng rắn của những viên sỏi biểu tượng cho sự bền vững. Chỉ cần nhìn thấy hình ảnh những viên sỏi trắng tinh sẽ khiến cho lòng trở nên thanh thoát không còn lo nghĩ đến những bộn bề của cuộc sống.

Chùa Địa Tạng Phi Lai tự còn có tên gọi khác là chùa Ninh Trung. Tên gọi Ninh Trung được lấy từ chính tên của ngôi làng mà chùa được xây. Cái tên chùa Ninh Trung cũng được người dân nơi đây sử dụng để gọi nhiều hơn là tên chính thức của chùa. Truyền thuyết hình thành chùa: chùa được hình thành từ khoảng đầu của thế kỉ XI. Nơi đây đã từng là nơi sinh sống của vua Trần Nghệ Tông và là điểm đến cầu tự của vua Tự Đức. Tên gọi của chùa ngày nay là do vua Tự Đức đặt tên. Có rất nhiều du khách khi đến đây đều thắc mắc về tên gọi đặc biệt của chùa.

Ý nghĩa tên gọi của chùa được đặt theo tên của một vị bồ tát được thờ tại chùa – Đó chính là bồ tát Địa Tạng.

Ngoài truyền thuyết nói rằng chùa được hình thành từ khoảng thế kỉ XI thì cũng có rất nhiều người nói rằng chùa được hình thành dưới thời nhà Lý. Truyền thuyết này xuất phát từ lần cải tạo lại chùa. Trong khi san lấp đất để xây dựng, cải tạo lại chùa người ta tìm thấy rất nhiều những mảnh gốm, viên đá được khắc họa lên hình ảnh hoa văn, hình đầu người mình chim – Đặc trưng cho nét nghệ thuật của thời Lý. Bên cạnh đó, nhiều người còn lập luận rằng, hầu hết những ngôi chùa được xây dưới thời nhà Lý đều có kiến trúc khu nhà chính điện cùng với một ngôi bảo tháp. Điều này hoàn toàn trùng khớp với kiến trúc của chùa sau khu điện chính cũng có một tòa bảo tháp mang tên là tòa Tháp trấn Liêm Sơn.

Tổng thể kiến trúc của chùa bao gồm: tòa nhà Tam Bảo sừng sững ngay khi bước vào sân chùa, khu điện thờ Đức Ông, khu thờ đức Thánh Hiền và nhà thờ tổ. Bên cạnh những nơi thờ phật, nhà chùa còn cho xây dựng thêm các khu nhà ở ( khu dành riêng cho tăng ni – phật tử ở trong chùa), khu giảng đường (là nơi hàng ngày các tăng ni phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo và diễn ra các khóa tu tại đây), khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa).


Nhà Bá Kiến

Ngôi nhà Bá Kiến nổi tiếng trong tác phẩm “Chí Phèo”

Điểm đến đầu tiên phải kể tới là “ngôi nhà Bá kiến” trong tác phẩm văn học “Chí Phèo” của Nam Cao. Đây là điểm đến gần như ghi dấu trong mỗi lòng du khách đến đây hay chưa từng đến đây. Trước kia khi ra ngoài Hà Nội học cứ hễ nhắc “tao quê ở Hà Nam” là lũ bạn lại hỏi: Nhà mày gần nhà Bá Kiến không? Sao quê Thị Nở mà lại có con gái xinh thế này???? Nên mỗi dịp có bạn bè hay có khách đến Hà Nam mình đều gợi ý điểm du lịch này đầu tiên.

Ngôi nhà được coi như “báu vật” của làng Vũ Đại

“Ngôi nhà Bá Kiến” nằm tại thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân. Trải qua bao thăng trầm, những gì còn lại chỉ là ngôi nhà 3 gian và đôi chum hứng nước trước sân. Bên cạnh ngôi nhà Bá Kiến, thôn Nhân Hậu còn nổi tiếng với món cá kho “ngon nhất vịnh Bắc Bộ” và đặc sản chuối Ngự đại Hoàng hay được gọi chuối tiến Vua. Vì thế khi đến đây, bạn không chỉ cảm nhận không gian yên bình của một vùng quê mà còn được quan sát cách kho cá đặc biệt và thú vị nhất là thưởng thức nhiều “tuyệt đỉnh mỹ vị” – những món ngon mà chỉ vua chúa mới được dùng.

Gỗ dựng nhà là gỗ lim. Trên các văng, kèo, li tô được chạm khắc nhiều chữ nho, hình rồngNhà có 3 gian, 4 hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim, chân cột được kê đá tảng là một loại đá xanh được đẽo gọt công phu

Bạn cũng không quên tới thắp hương tại mộ của nhà văn Nam Cao gần đó nhé.

 


Chùa TAM CHÚC

 

 

 

 

 

 

 

 

   CÁC TOUR DU LỊCH VỀ HÀ NAM

Tư vấn chương trình tour: 0988.130.187 - 0913.090.535

Tin liên quan